Dinh Thầy Thím Lagi Bình Thuận
Dinh Thầy Thím tọa lạc giữa khu rừng Bàu Cái yên tĩnh ở xã Tân Tiến, thị xã LaGi, tỉnh Bình Thuận. Dinh Thầy Thím là khu di tích lịch sử văn hóa rất nổi tiếng với lối kiến trúc mang đậm nét cổ kính được xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia.
Dinh Thầy Thím là một trong những di tích lịch sử văn hoá và điểm đến tâm linh ở Bình Thuận. Nếu bạn muốn đến một nơi yên tĩnh để tìm hiểu về sự tích bí ẩn và khám phá thêm nét văn hóa địa phương, Dinh Thầy Thím Lagi Bình Thuận mà chắc chắn sẽ là một điểm đến thú vị.
Địa chỉ Dinh Thầy Thím ở đâu?
Vị trí Dinh Thầy Thím tọa lại tại một trong khu đất yên tĩnh với nhiều bóng cây bao phủ rợp mát trên một miền đất cát trắng ở xã Tấn Tiến, thị xã La Gi, tỉnh Bình Thuận. Đây là một công trình kiến trúc được xây dựng nhằm ghi nhớ công đức và lòng nhân ái của Thầy Thím, một nhân vật trong truyền thuyết với tính tình hiền lành, đức độ và luôn giúp đỡ những người dân nghèo khó.
Hướng dẫn đường đi đến Dinh Thầy Thím
Vị trí của Dinh cách trung tâm Phan Thiết khoảng 50km, cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 180km. Tùy vào vị trí xuất phát mà bạn có thể di chuyển theo các gợi ý dưới đây:
Di chuyển từ Phan Thiết
Du khách đi theo đường ĐT719 là đường ven biển đi qua Mũi Kê Gà, sau khi đến đoạn giao với đường Lê Thánh Tôn thì rẽ trái, chạy thẳng đến bến xe Thầy Thím sẽ thấy có biển chỉ dẫn vào Dinh Thầy Thím.
Di chuyển từ Sài Gòn (TPHCM)
Di chuyển theo quốc lộ 1A, đến ngã ba 46, rẽ phải vào quốc lộ 55 là đường xuống thị xã La Gi, rồi đi khoảng 18km đến trung tâm thị xã La Gi. Từ đây du khách hỏi đường đến Nguyễn Chí Thanh rồi tiếp tục đi thẳng, đến bến xe Thầy Thím sẽ thấy ngã rẽ có bảng chỉ dẫn vào Dinh.
Hướng dẫn đường đi Dinh Thầy Thím theo google map
Google Maps đi Dinh Thầy Thím
Google maps đi Mộ Thầy Thím (Cách Dinh Thầy 3km)
Sự tích Dinh Thầy Thím ở Lagi Bình Thuận
Thuyết mình về Dinh Thầy Thím: Theo truyền thuyết kể lại, Thầy Thím có quê ở Điện Bàn (Quảng Nam), ông được biết đến với sự hiểu biết rộng và sâu cùng với trí tuệ và lòng nhân ái.
Dưới thời vua Gia Long thứ 2, gia đình Thầy Thím bị kết tội tử hình oan và chịu hình phạt “Tam ban triều điển” (Chọn một trong ba thứ xử trảm, uống thuốc độc hoặc tự thắt cổ). Thầy Thím xin một tấm lụa đào và chọn hình thức sau cùng.
Khi tấm lụa đào đến tay Thầy, tấm lụa đã quấn lấy Thầy – Thím và đưa vợ chồng Thầy bay vào phương nam. Đến Tam Tân (xã Tân Tiến, thị xã La Gi, Bình Thuận ngày nay), Thầy Thím đã trở thành một dân thường và giúp đỡ những người nghèo khó bằng cách bốc thuốc chữa bệnh và khai khẩn ruộng hoang.
Sau khi Thầy Thím mất, cứ mùng 5 tháng Giêng lại có hai con hổ về mộ Thầy thăm, rồi buồn bã ra đi. Nhằm ghi ơn công lao Thầy – Thím, dân làng ở đây đã lập đền thờ Thầy và thờ cả hai con hổ.
Năm 1906, Thành Thái thứ 18 đã hủy bản án oan của Thầy Thím và phong cho Thầy sắc phong “Chí Đức Tiên Sinh, Chí Đức Nương Nương Tôn Thần”.
| Xem thêm: Khám phá di tích đền tháp độc đáo của Tháp Chăm Poshanư Phan Thiết
Khám phá nét kiến trúc độc đáo của Dinh Thầy Thím
Giới thiệu về Dinh Thầy Thím: Dinh Thầy Thím tọa lạc giữa khung cảnh thiên nhiên tĩnh mịch có tán rừng che phủ càng lộ rõ sự tôn nghiêm nơi vùng đất linh thiêng bí ẩn. Từng hoạ tiết trang trí, từng chi tiết cách bài trí đều thể hiện rõ tín ngưỡng dân gian, một sự kết hợp hoàn hảo giữa văn hóa tâm linh và nét kiến trúc cổ Việt Nam.
Cổng chính Dinh Thầy
Nằm trước mặt tiền của Dinh, đây là lối ra vào chính của Dinh. Cổng chính Dinh Thầy Thím được đã được tôn tạo lại vào năm 1994 theo đúng vị trí này từ đầu thế kỷ XX với 3 lối vào dạng cửa vòm.
Cổng chính được theo phong cách tôn nghiêm thời xưa với những họa tiết, hình tượng về rồng, giao long cùng những truyền thuyết liên quan đến di tích. Cổng chính là một bộ phận kiến trúc nghệ thuật được tạo dựng công phu và hoàn mỹ, góp phần làm tăng thêm sự hoài cổ, nghiêm trang cho Dinh.
Cổng chính của Dinh không chỉ là một bộ phận kiến trúc thông thường, mà còn là một tác phẩm nghệ thuật đầy công phu và hoàn mỹ. Nó đóng vai trò quan trọng trong việc tăng thêm sự hoài cổ và nghiêm trang cho Dinh Thầy Thím. Qua đó góp phần tạo nên sức hút đặc biệt và làm nên tên tuổi của địa điểm này.
Nhà Võ Ca trong Dinh
Nhà Võ Ca vẫn giữ được hiện trạng ban đầu khá nguyên vẹn từ kết cấu bộ khung, tường vách cho đến vật liệu lợp và lát nền.
Nhà Võ Ca được gắn kết với nhau theo lối “tứ trụ”, 4 cột gỗ chính ở trung tâm vừa hợp lực nâng đỡ đỉnh nóc, vừa liên kết giằng giữ hỗ trợ cột con toả đều bốn hướng xung quanh, tạo nên một bộ khung vững chắc và cân đối.
Trên những bức tường của Nhà Võ Ca đắp nổi nhiều họa tiết như: Rồng, phượng, hoa lá, các điển tích từ thời cổ xưa được thể hiện sinh động. Hiện nay, Nhà Võ Ca còn lưu giữ nhiều Hán văn cổ được khắc trên thân các cột chính, các bức hoành với nhiều nội dung giáo dục sâu sắc với đời sau.
Nơi đây còn là nơi thực hiện chính các nghi thức lễ hội truyền thống hằng năm. Nhân dân và du khách thập phương đến thắp hương tưởng nhớ đến công lao của Thầy Thím và thế hệ cha ông đã có công vun đắp cho thể hệ con cháu và cầu mong cho con cháu được an yên, hạnh phúc.
Chính điện đền thờ Dinh Thầy Thím
Chính điện là công trình nổi bật của Dinh Thầy Thím nằm giữa trung tâm với vẻ đẹp tôn nghiêm của mình. Nhìn từ phía trên xuống, bộ nóc chính điện được kiến tạo với hai tầng và 4 mái với hình ảnh “Lưỡng Long Chầu Nguyệt” khí thế, uy nghiêm.
Theo từng bờ quyết của mái nhà được gắt kết các phù điêu, đắp nổi như “Tứ linh” kết hợp với những họa tiết hoa lá cổ kính tạo nên một không gian trang nghiêm, cổ kính nhưng cũng hết sức uyển chuyển, hài hòa.
Bước vào trong điện, du khách có thể nhìn thấy bộ khung chính của điện được lắp ghép tương tự theo lối kiến trúc “Tứ Trụ”, các cột gỗ chính ở trung tâm có công năng và được chạm khắc giống với Nhà Võ Ca. Các bộ phận còn lại như: Kèo, thanh ngang,… đều được trau chuốt tỉ mỉ, công phu.
Trong khuôn viên chính điện, có rất nhiều hiện vật cổ như: Câu đối, hương án, khám thờ,… mang giá trị về lịch sử và văn hóa. Những hiện vật này không chỉ phản ánh tín ngưỡng thờ cúng thiêng liêng mà còn gần gũi với cuộc sống sinh hoạt của con người hiện đại ngày nay.
Đặc biệt nơi đây còn bảo quản những tư liệu quý giá, ghi lại niên đại của việc tu bổ Dinh và được chạm khắc trên thanh xà gỗ. Những tư liệu này rất hữu ích cho các nhà nghiên cứu và thế hệ sau để xác định thời gian xây dựng và tu bổ di tích này.
Thăm viếng khu mộ Thầy Thím
Mộ Thầy Thím không nằm trong Dinh Thầy Thím mà nằm cách đó khoảng 3km về hướng tây. Khu mộ Thầy Thím bao gồm một đền thờ và bốn ngôi mộ được xây bằng cát mịn trắng tinh. Theo truyền thuyết dân gian, hai ngôi mộ phía trước là mộ của Thầy và Thím, còn hai ngôi mộ phía sau thuộc về Hắc Hổ và Bạch Hổ. Để bảo vệ khu vực này, nhân dân đã xây tường bằng đá xung quanh bốn ngôi mộ vào năm 1988.
Khu vực xung quanh khu mộ có những cây dầu cổ thụ và các loại cây như: Hàng sao, xà cừ, xoan,… với tán lá xum xuê che cái nắng như đổ lửa của những trưa hè miền Trung.
Âm thanh của gió vi vu râm ran, kết hợp với những tiếng xào xạc của cây, tạo ra một không khí thư giãn như tiếng sóng biển nhẹ nhàng rì rào trên bãi cát trắng của bãi biển Kê Gà cách đó không xa.
Lễ hội Dinh Thầy Thím ở Lagi Bình Thuận
Lễ hội Dinh Thầy Thím gồm những nghi lễ dân gian như: Nghinh thần, rước Sắc phong và Bằng công nhận di tích, lễ dâng hương, nhập điện an vị, cúng ngọ chay, thí thực phát lộc, thỉnh sanh, giỗ Tiền hiền và cúng gia binh. Bên cạnh đó là phần hội với các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch đặc trưng miền biển như hội thi làm mô hình sự tích Thầy Thím, thi kéo co, làm bánh dân gian, đan lưới, khiêng thúng ra khơi, gánh cá, biểu diễn lân – sư – rồng, triển lãm mô hình sự tích Thầy Thím, trình diễn trống hội, chương trình ca múa nhạc, biểu diễn nghệ thuật dân gian miền biển.
Có 2 dịp lễ lớn được nhiều du khách đến du lịch, tham quan và viếng để tỏ lòng thành kính cùng cầu mong nhiều may mắn và thành công trong cuộc sống.
Lễ Tảo Mộ Thầy Thím
Là một trong hai lễ hội lớn của Dinh Thầy Thím được tổ chức vào mùng 5 tháng giêng âm lịch hàng năm. Trong thời gian tổ chức lễ hội nhiều trò chơi nhân gian được tổ chức như: Hội thi cờ tướng, kéo co.
Lễ Tế Thu
Lễ Tế Thu còn được người dân nơi đây gọi là ngày vía Thầy Thím, lễ hội được tổ chức liên tục từ ngày 14 đến 16 âm lịch tháng 9 hằng năm. Và được tổ chức trong không gian văn hóa đặc trưng, mang đậm nét dân gian với nhiều hoạt động đặc sắc.
Lễ Tế Thu được chia ra 2 phần là phần lễ và phần hội.
Phần lễ bao gồm các nghi thức truyền thống như: Lễ nghinh thần, rước sắc phong, lễ nhập điện an vị, thỉnh thực, giỗ Tiền Hiền và cúng binh gia…
Đến với phần hội, du khách có thể tham gia các hoạt động như thiết kế và chế tác mô hình sự tích Thầy Thím, thi đấu kéo co, học làm bánh dân gian, đánh bắt cá, hay thậm chí là tham gia xem các màn biểu diễn lân sư rồng hấp dẫn.
Thời điểm viếng Dinh Thầy Thím
Hằng năm có 2 dịp lễ lớn mà khách thập phương đến viếng Dinh để xin lộc Thầy Thím, tỏ lòng thành kính cùng tâm tình ước vọng, cầu mong Thầy Thím phù hộ gặp nhiều may mắn và thành công trong cuộc sống:
Nếu bạn không thích cảnh chen lấn đông đảo vào các dịp Lễ hội Dinh Thầy thì có thể đến viếng dinh Thầy Thím vào cuối tuần, các ngày lễ khác trong năm, thường thì tháng giêng đến tháng 7 và tháng 9 âm lịch hàng năm là nhiều khách đến nhất, vì thời tiết mát mẻ, nắng ráo, thuận tiện cho vui chơi, tắm biển và thưởng thức hải sản tại điểm đến du lịch biển Tiến Thành, Kê Gà và Lagi Bình Thuận.
Xin lộc Dinh Thầy Thím
Ngày nay, Dinh Thầy Thím được nhiều du khách thập phương biết đến nên lễ vật cúng bái xin lộc cũng phong phú hơn, lời van vái, cầu xin cũng có giá trị thực tế hơn. Có những cặp vợ chồng hiếm muộn cũng đến cầu con, khấn vái nhờ ơn Thầy Thím đủ duyên ắt sẽ “sở cầu tất ứng”.
Lễ Vật Cúng Dinh Thầy Thím
Quan trọng là sự thành tâm, và tuỳ điều kiện kinh tế nên bạn chuẩn bị được thứ gì thì cúng thứ ấy chẳng hạn như:
Trái cây: ngũ quả
Hoa tươi: Hoa ly, hoa cúc,…
Bánh kẹo
Gạo, muối
Heo quay
Gà luộc
Vịt quay,
Vàng bạc
Trầu cau
Bộ đồ dâng cúng Thầy và Thím
Sự thành tâm cầu khẩn của bạn sẽ được Thầy Thím chứng giám và phù hộ. Một điểm lưu ý là nếu bạn đã dự định đi cúng Thầy Thím, thì nên đi 1 mạch thẳng ra Dinh Thầy Thím và bày biện lễ vật, tỏ lòng thành tâm khấn vái, sau đó mới đi vui chơi, tắm biển, ăn uống. Vì đã mong muốn Thầy Thím nghe và phù hộ, thì nên đến Dinh trước rồi hãy đi đâu thì đi, làm gì thì làm.
Văn khấn Dinh Thầy Thím
Nếu bạn có điều gì mà rất mong muốn đạt được, và bản thân đã rất cố gắng nhưng chưa thành công, hãy nguyện trong tâm trước khi đến dinh và chuẩn bị lễ vật chu đáo, khi đến dinh Thầy Thím, bạn hãy cầu khẩn Thầy Thím cùng chư vị hội đồng Dinh Thầy Thím thụ hưởng lễ vật, chứng giám lòng thành phù hộ cho bạn.
Kính thưa chư vị hội đồng Dinh Thầy Thím
Con tên là: ..., năm sinh..., quê quán...
Hôm nay ngày ... tháng ... năm..., nhằm ngày ... âm lịch, con từ phương xa đến xin bày biện lễ vật gồm: …
Con thành tâm khấn nguyện: …
Xin ơn trên Thầy Thím cùng chư vị hội đồng thụ hưởng lễ vật, chứng giám lòng thành và phù hộ cho con đạt được ước nguyện.
Con xin đa tạ.
Truyền thuyết bí ẩn về Thầy Thím
Dinh Thầy Thím không chỉ là một địa điểm du lịch thú vị, mà còn là một mảnh đất vô giá của văn hóa và lịch sử địa phương, là nơi gắn kết và giữ gìn truyền thống, bảo vệ và phát triển giá trị văn hóa lịch sử đặc biệt của Bình Thuận.
Với những tinh túy ấy, không có gì ngạc nhiên khi Dinh Thầy Thím đã trở thành điểm đến tín ngưỡng của du khách thập phương và người dân tại Bình Thuận, một nơi không chỉ để thưởng ngoạn mà còn để trải nghiệm, để cảm nhận, để khám phá vùng đất tâm linh với sự tôn kính nét di sản văn hóa địa phương.
Xem thêm